Làm thinh là như thế nào? Đi làm chán quá về nhà làm thinh?

Làm thinh là như thế nào? Đi làm chán quá về nhà làm thinh có được không?

Làm thinh là như thế nào? Làm thinh là làm gì? 

Ở nhiều nơi, nhất là vùng Tây Nam Bộ, người ta sử dụng từ “làm thinh” để chỉ sự im lặng một cách có chủ đích. Thật vậy, từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên giảng: “Làm thinh: có nghĩa là Cố ý im lặng. Không nói năng hay tỏ thái độ gì”. Như vậy các bạn đi làm về nhà mệt mỏi chán quá không biết làm gì thì làm thinh có nghĩa là không làm gì cả để rơi vào trạng thái thư giãn nghỉ ngơi, bù đắp lại sau một ngày lao động làm việc vất vả.

Làm thinh là như thế nào? Đi làm chán quá về nhà làm thinh?
Làm thinh là như thế nào? Đi làm chán quá về nhà làm thinh?

Bổ sung giải nghĩa về làm thinh là như thế nào:

Chữ “thinh” ở đây cũng chính là “thinh” trong “nín thinh”, “lặng thinh”, là biến âm của “thanh” (声) nghĩa là “tiếng động”.  Như vậy “nín thinh” là “nín tiếng”, “lặng thinh” là  “lặng tiếng”, rất hợp lý, dễ hiểu. Nhưng thế thì “làm thinh” phải là “làm tiếng” hay “tạo ra tiếng” chứ sao lại thành “cố ý im lặng”? Câu trả lời có thể tìm thấy trong Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức: “Làm thinh, cũng gọi hàm thinh: ngậm tiếng lại, không nói ra”. Như vậy từ gốc ban đầu là “hàm thinh”, trong đó “hàm” (Hán tự là 含) nghĩa là “ngậm”, “nuốt”, “chứa đựng”. Đây cũng là “hàm” trong “hàm hồ”, “hàm ân”, “hàm oan”…

Vậy vì đâu “hàm thinh” lại trở thành “làm thinh”? Đó là vì mức độ sử dụng của từ này quá rộng rãi trong giới bình dân, phổ biến hơn hẳn những “hàm hồ”, “hàm oan”, “hàm súc”…Mà người bình dân thì sống đơn giản, họ không hiểu được cấu trúc phức tạp của “hàm thinh”. Ngay cạnh đó lại có hàng loạt những hình vị của “làm” được phổ biến trong dân gian như “làm bộ”, “làm chứng”, “làm dáng”, “làm nhục”, “làm ơn”… Vậy nên “hàm thinh” đã bị biến đổi thành “làm thinh” cho gần gũi và tiện sử dụng trong quần chúng.

Tóm lại, “làm thinh” viết đúng là “hàm thinh”, trong đó hàm là “ngậm”, “thinh” là tiếng. “Hàm thinh” như vậy mang nghĩa “cố ý ngậm tiếng không nói ra”.

Hoang mang quá hay mệt mỏi quá khi đó không biết làm gì thì làm thinh

Đây là câu nói mà tôi vô cùng tâm đắt khi xem một clip phỏng vấn Lê Cát Trọng Lý, clip này cũng khá lâu rồi. Lúc đó Lý kể về khoảng thời gian khó khăn của Lý trong quá trình định hình âm nhạc của mình. Lý chia sẻ là có giai đoạn thật sự rất rối bời và không biết phải làm gì với sự nghiệp của minh và cuộc đời mình, và lúc đó Lý kêu: “khi không biết làm gì, thì làm thinh thôi chứ sao giờ.”

1. Nó là một khoảng dừng cần thiết. 

Có một lúc tôi cứ lao đi, làm hết cái này đến cái kia, tham gia hết CLB này đến tổ chức khác. Bản thân vô cùng bận rộn, nhưng sự bận rộn không giúp tôi tìm ra được điều tôi muốn tìm - Tôi muốn tìm ra điều mình muốn làm, sống sống cả cuộc đời vì nó. Khi đó, sự bận rộn chỉ làm tâm trí tôi sao nhãn và sức lực tôi tiêu tốn. Tôi quyết định dừng lại, không làm gì hết. Ở nhà đọc sách. Và đây là lần làm thinh đầu tiên.

Vì dừng lại nên tôi có thời gian nghỉ ngơi và nghĩ ngợi. Tôi có thời gian kết nối với bản thân, nói chuyện với bản thân. Đầu óc tôi không bận rộn giải quyết những công việc khác, nên tôi có nhiều khoảng trống để suy nghĩ về những thứ ngớ ngẩn nhất của mình. Và chuyện đó diễn ra trong vòng khoảng 2 tháng. Mọi chuyện bắt đầu khá lên, tôi bắt đầu nhớ lại những điều làm mình thích, những điều từ bé mình mơ ước mà thời gian đã làm mình quên mất. Tôi trở nên bình tĩnh hơn. Một khi mặt hồ đã phẳng, thì bạn sẽ thấy được hình ảnh phản chiếu của mình. 

Tôi nhận ra được cái mình muốn làm trong giai đoạn sắp tới!

2. Làm thinh để bên trong lên tiếng. 

Trong giai đoạn làm thinh, mỗi ngày tôi đều viết nhật ký, tôi nói chuyện với bản thân mình. Tôi lập 1 file trên google drive và viết. Không biết các bạn có cảm giác này không, nhưng mỗi khi tôi rối bời thì buổi sáng là thời điểm đáng sợ nhất, sau đó là buổi tối. Mỗi sáng thức dậy thấy chơi vơi và không biết một ngày chuẩn bị trôi qua như thế nào, phải làm gì cho có ý nghĩa. Sau một vài lần như vậy, tôi nhận ra bản thân cần được kết nối lại. Nên mỗi sáng thức dậy, tôi ôm liền cái laptop và bắt đầu viết. Tôi nói những câu rất cơ bản và thậm chí rất xã giao với chính bản thân mình, kiểu như: “sáng nay thức dậy lúc 7:13, cảm giác không tốt lắm nhưng đỡ hơn hôm qua, hôm nay mình sẽ nói chuyện gì với mình nhỉ? Hay tiếp câu chuyện hôm qua còn dang dở…” Và mỗi sáng tôi đều ngồi viết, viết xong thì thấy tốt hơn rất nhiều. Ý thức được trạng thái hiện tại của bản thân. Dần dần những cuộc nói chuyện trở nên chất lượng hơn. Có những cuộc nói chuyện kéo dài tới 2 - 3 tiếng. Tôi tự viết ra những câu hỏi trong đầu mình, rồi chậm rãi cho mình thời gian để suy nghĩ. Cho phép bản thân viết ra tất cả những suy nghĩ điên rồ nhất. Hôm nay trả lời xong mà vẫn chưa hài lòng, thì để ngày mai trả lời tiếp. Tôi thấy may mắn thay là tôi khá thích cái việc nói chuyện với chính mình bằng cách viết này. Tôi xem nó như một cuộc hẹn với chính mình vậy. Có những lúc tôi bận dọn dẹp nhà cửa hay đi đâu đó mà trong đầu có điều muốn viết, là tôi cảm thấy nôn nóng về nhà hoặc hoàn thành công việc để ôm cái laptop. 

Và mỗi ngày con đường hiện ra mỗi rõ ràng hơn!

3. Là cơ hội để nhìn lại và lựa chọn hướng đi tiếp theo. 

Lần làm thinh này là vì sau hơn một năm đi trên con đường tôi chọn, tôi bắt đầu nhận ra nhiều thứ. Tôi nhận thấy cái mình được, cái mình chưa. Tôi nhìn lại những giá trị mình đã tạo ra, cách thức mình làm, và những cảm xúc. Tôi bắt đầu lọc lại, chỗ nào hài lòng, chỗ nào cần được chỉnh sửa. Tôi tự hỏi mình liệu rằng mình đã được là chính mình 100% trong những việc mình làm chưa? Nếu chưa thì điều gì ngăn cản chuyện đó. Tôi ngưng viết bài trên blog vì tôi phân vân không biết giá trị bài viết mình mang lại có đúng như mình mong muốn chưa. Thông điệp tôi truyền tải có đúng với sứ mệnh của blog này ngay từ khi thành lập chưa.

Rồi câu trả lời tôi cần cũng tới. Bài viết này là đánh dấu sự trở lại của Ôm Cái Cây với các bạn đọc. 

Tôi viết bài này nhằm mục đích nói với các bạn rằng, sự lặng im cần thiết là rất quan trọng. Tôi tin rằng không chỉ riêng tôi, bất cứ ai cũng có vô cùng nhiều những trăn trở về cuộc đời mình. Nếu bạn có đang trải qua giai đoạn như vậy, và nếu được, thì hãy dành thời gian để quay về với bản thân. Cho phép mình được làm thinh trong một giai đoạn của cuộc đời, để mình được về với mình, quay lại với chính mình, câu trả lời nằm ở bên trong. 

Làm thinh thật ra cũng là một việc làm, chỉ là việc làm này hình thức không thể hiện ra bên ngoài mà nó vận động ở bên trong. Không ai biết, không ai thấy, không ai ghi nhận, không ai khen ngợi, chỉ có bạn mới biết, bạn nỗ lực bao nhiêu cho chính bản thân mình.

nguồn: Tổng hợp

Comments