Nguyên tắc SMART là gì? Ứng dụng nguyên tắc đặt Mục tiêu SMART trong lập kế hoạch
SMART là viết tắt của những cụm từ: Specific – Measurable – Achievable – Realistics – Timebound
Nguyên tắc SMART là gì? Nguyên tắc đặt Mục tiêu SMART trong lập kế hoạch |
Nguyên tắc đặt mục tiêu SMART là những nguyên tắc đặt mục tiêu cụ thể cố gắng đạt được trong một khoảng thời gian nhất định. Những mục tiêu này cần được soạn thảo và suy nghĩ cẩn thận để thiết lập chúng thành công. "SMART" là từ viết tắt mô tả các đặc điểm quan trọng nhất của từng mục tiêu.
Ứng dụng nguyên tắc đặt Mục tiêu SMART trong lập kế hoạch
Specific – cụ thể, dễ hiểu:
- Chỉ tiêu phải cụ thể vì nó định hướng cho các hoạt động trong tương lai.
- Đừng nói mục tiêu của bạn là dẫn đầu thị trường trong khi đối thủ đang chiếm 40 % thị phần.
- Hãy đặt mục tiêu chiếm tối thiểu 41% thị phần, từ đó bạn sẽ biết mình còn phải cố đạt bao nhiêu % nữa.
Measurable – đo lường được:
- Chỉ tiêu này mà không đo lường được thì không biết có đạt được hay không?
- Đừng ghi: “phải trả lời thư của khách hàng ngay khi có thể”. Hãy yêu cầu nhân viên trả lời thư ngay trong ngày nhận được.
Achievable – vừa sức:
- Chỉ tiêu phải có tính thách thức để cố gắng, nhưng cũng đừng đặt chỉ tiêu loại không thể đạt nổi.
- Nếu bạn không có giọng ca trời phú thì đừng đặt chỉ tiêu trở thành siêu sao. Giữ trọng lượng ở mức lý tưởng 45kg có thể vừa sức hơn.
Realistics – thực tế:
- Đây là tiêu chí đo lường sự cân bằng giữa khả năng thực hiện so vối nguồn lực của doanh nghiệp bạn (thời gian, nhân sự, tiền bạc..).
Tiêu chí thự tế được hiểu là nêu rõ những kết quả thực tế có thể đạt được, dựa trên các nguồn lực sẵn có, và nhất là phải dựa vào khả năng thực tế của bản thân.
Timebound – có thời hạn.
- Mọi công việc phải có thời hạn hoàn thành, nếu không nó sẽ bị trì hoãn.
- Thời gian hợp lý giúp bạn vừa đạt được mục tiêu lại vừa dưỡng sức cho các mục tiêu khác.
Để có thể đảm bảo tính thành công của quá trình thực hiện mục tiêu cần vạch ra một khung thời gian thực hiện cụ thể cho từng giai đoạn, từng hạng mục và từng mục tiêu nhỏ.
Lưu ý rằng các tiêu chí này không nói rằng tất cả các mục tiêu phải được định lượng trên tất cả các cấp quản lý. Trong một số tình huống nhất định, việc thử định lượng, đặc biệt là ở các vị trí quản lý cấp trung là không thực tế. Các nhà quản lý và doanh nghiệp có thể đánh mất lợi ích của một mục tiêu khác để đạt được việc định lượng chính xác. Vì vậy sự kết hợp giữa mục tiêu và kế hoạch hành động thực sự quan trọng. Do đó, quản lý nên nghiêm túc tập trung vào hai vấn đề mật thiết này.
Xem thêm các cách lập kế hoạch triển khai công việc hiệu quả
Xem thêm các cách lập kế hoạch triển khai công việc hiệu quả
- Kỹ năng lập kế hoạch công việc hiệu quả
- 9 Bước lập kế hoạch thực thi công việc hiệu quả
- Mô hình 5M trong xác định nguồn lực triển khai công việc
- Nguyên tắc 7C là gì? Nguyên tắc 7C trong giao tiếp và công việc
- Mô hình PESTEL là gì? Phân tích mô hình PESTEL ngành kinh doanh khách sạn
- Mô hình SWOT là gì? Phân tích mô hình SWOT và ví dụ
- Ma trận BCG là gì? Ví dụ về ma trận BCG
- 8 Bước Phát triển sản phẩm mới - NPD New Product Development
- Mô hình PEST là gì? Lợi ích từ việc sử dụng mô hình PEST
- Mô hình 7S là gì? Phân tích mô hình 7S và ứng dụng vào doanh nghiệp
- Mô hình 3C trong marketing là gì? Phân tích và ứng dụng mô hình 3C trong Marketing
- Mô hình marketing 4C là gì? Cách hiểu mô hình marketing 4C ngắn gọn nhất
- Ma trận Ansoff là gì? Cách ứng dụng ma trận Ansoff hiệu quả
Comments
Post a Comment