Tổng hợp Thuật Ngữ Chứng Khoán ai chơi cũng phải biết

Tổng hợp Thuật Ngữ Chứng Khoán ai chơi cũng phải biết

Tổng hợp Thuật Ngữ Chứng Khoán ai chơi cũng phải biết
Tổng hợp Thuật Ngữ Chứng Khoán ai chơi cũng phải biết

Thuật ngữ cổ phiếu – Cổ tức

Cổ phần là: Nguồn vốn của một tổ chức được chia thành các phần bằng nhau.
Cổ phiếu là: Chứng chỉ được phát hành để xác nhận quyền sở hữu cổ phần.
Cổ phiếu phổ thông làLà loại cổ phiếu xác định quyền được biểu quyết đối với các quyết định lớn của công ty và được hưởng lợi ích hay cổ tức nhưng không cố định.
Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết là: Là loại cổ phiếu có giá trị phiếu biểu quyết cao hơn nhiều so với cổ phiếu dạng phổ thông.
Cổ phiếu ưu đãi cổ tức làLà loại cổ phiếu xác định quyền được trả cổ tức cao hơn so với cổ phiếu phổ thông.
Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại: Là loại cổ phiếu xác định quyền được đơn vị phát hành hoàn vốn bất cứ khi nào theo yêu cầu hoặc theo các điều kiện được xác lập.
Cổ phiếu tiềm năng (Blue Chip):Là cổ phiếu của các công ty hoạt động kinh doanh tốt, nhiều tiềm năng, có danh tiếng và thu nhập ổn định trong thời gian dài, rủi ro thấp
Cổ đông: Là những cá nhân/tập thể sở hữu cổ phiếu.
Cổ tức: Là khoản lợi nhuận được chia cho cổ đông sẽ nhận được hàng năm từ công ty cổ phần (bao gồm cổ tức bằng tiền mặt và cổ tức bằng cổ phiếu).
Cổ tức cố định: Phần lợi nhuận được chia cho cổ đông mà không phụ thuộc kết quả kinh doanh của công ty.
Cổ tức thưởng: Phần lợi nhuận được chia cho cổ đông tùy phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty.

Thuật ngữ Chứng khoán khác

Trái phiếu: Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận nghĩa vụ nợ phải trả của tổ chức phát hành.
TRÁI PHIẾU CHUYỂN ĐỔI (CONVERTIBLE BOND): Trái phiếu chuyển đổi là loại trái phiếu mà người nắm giữ có thể chuyển đổi chúng thành một lượng cổ phiếu nhất định của công ty phát hành.
Chứng chỉ quỹ: Là chứng khoán được phát hành bởi các quỹ đầu tư chứng khoán.
Chứng khoán Phái sinh (Derivative): Là những công cụ được phát hành trên cơ sở của cổ phiếu, trái phiếu và nhằm mục tiêu như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận.

Thuật ngữ Chỉ số Chứng khoán

VN-Index: Là chỉ số thể hiện biến động các cổ phiệu niêm yết trên sàn HOSE.
HNX-Index: Là chỉ số thể hiện biến động các cổ phiếu niêm yết trên sàn HNX.

Thuật ngữ về Tài khoản Chứng khoán

Thanh khoản: Mức độ nhanh chóng trong việc mua bán chứng khoán.
Khối lượng giao dịch: Số chứng khoán được giao dịch trong phiên.
Sàn giao dịch: Được tổ chức để các chứng khoán có thể trao đổi, các hàng hóa, ngoại hối, các hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn được bán và mua.
Tài khoản chứng khoán: Tài khoản giao dịch của nhà đầu tư đặt tại các công ty chứng khoán dùng để lưu ký và giao dịch chứng khoán
Giao dịch ký quỹ – Margin Trading: Giao dịch kỹ quỹ (vay Margin, đòn bẩy tài chính) là dịch vụ mà bạn vay tiền của công ty chứng khoán để đầu tư, thông qua việc thế chấp tài sản của bạn, gồm tiền, chứng khoán, quyền mua cổ phiếu và những tài sản khác được công ty chứng khoán chấp nhận.
Call margin, Giải chấp là gì:  Mỗi công ty chứng khoán sẽ đưa ra hệ số và kèm theo công thức tính của nó. Nếu vi phạm tỷ lệ đó sẽ được gọi ký quỹ (Call Margin). Khi đó, bạn sẽ phải nộp thêm tiền vào hoặc phải bán ra một phần cổ phiếu để duy trì đúng tỷ lệ nợ an toàn.

Thuật ngữ liên quan tới Công ty phát hành Chứng khoán

Công ty niêm yết: Công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng, cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán
IPO: Phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng.
Vốn hóa: Tổng giá trị cổ phần của các doanh nghiệp có cổ phiếu niêm yết.
Giá chào mua: Là giá niêm yết vào lần phát hành đầu tiên của một cổ phiếu của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán
Danh mục chứng khoán: Là tập hợp danh sách các mã chứng khoán trong tài khoản chứng khoán hoặc danh sách các mã quan tâm theo lựa chọn.
Lợi suất hay tỷ suất lợi nhuận: Phản ánh tổng giá trị của cổ tức được nhận, đại diện bằng phần trăm của thị giá cổ phiếu, là thước đo lợi nhuận cụ thể mà các nhà đầu tư nhận được từ mỗi cổ phiếu
Báo cáo thường niên: Là bản báo cáo của các công ty đại chúng phát hành – các công ty phát hành chứng khoán, xuất bản được công bố hằng năm nhằm phục vụ cho các cổ đông
Bảng cân đối kế toán:  Là một loại báo cáo tài chính phản ánh tất cả các khoản nợ và tài sản của một công ty
Giá trị sổ sách – Book Value: Là giá trị cho biết giá trị tài sản của công ty còn lại thực sự là bao nhiêu nếu quyết định ngừng hoạt động kinh doanh.
Giá trị vốn hóa thị trường – Market Capitalization: Đây là thước đo quy mô của một doanh nghiệp và đồng thời cũng là tổng giá trị thị trường của doanh nghiệp và được xác định bằng số tiền bỏ ra để mua lại toàn bộ doanh nghiệp này.
Báo cáo tài chính – Financial Statement: 
Báo cáo tài chính là các bản ghi chính thức về tình hình các hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.
Hệ số Alpha – Alpha Indicator: Alpha là một thước đo tỷ suất sinh lợi dựa trên rủi ro đã được điều chỉnh.
Hệ số Beta – Beta Indicator: Hay còn gọi ngắn là Beta là hệ số đo lường mức độ biến động hay còn gọi là thước đo rủi ro của một loại chứng khoán hay một danh mục đầu tư trong mối tương quan với toàn bộ thị trường.
HỆ SỐ GIÁ THỊ TRƯỜNG TRÊN GIÁ GHI SỔ (PRICE TO BOOK RATIO): Là hệ số được sử dụng để so sánh giá trị trường của một cổ phiếu với giá trị ghi sổ của loại cổ phiếu đó.
HỆ SỐ NGUY CƠ PHÁ SẢN (Z-SCORE): Đây là hệ số giúp các nhà đầu tư đánh giá rủi ro tốt hơn và còn có thể dự đoán được nguy cơ phá sản của một doanh nghiệp nào đó trong tương lai gần.
HỆ SỐ THU NHẬP TRÊN TÀI SẢN (RETURN ON ASSETS – ROA): Đây là một hệ số dùng để thể hiện sự tương quan giữa mức sinh lợi của một công ty so với tài sản của công ty đó.
MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ CỦA TÀI SẢN VỐN (CAPITAL ASSET PRICING MODEL):  Mô hình định giá tài sản vốn đại diện cho các nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư vốn vào bất cứ tài sản gì thì cũng sẽ được bù đắp lại theo hai cách là bù đắp bằng giá trị tiền tệ theo thời gian và giá trị tiền tệ theo rủi ro.
TỶ LỆ CỔ TỨC TRÊN THỊ GIÁ CỔ PHẦN (DIVIDEND YIELD): Chỉ số tỷ lệ cổ tức trên thị giá cổ phần là một công cụ hữu hiệu giúp phản ánh mối quan hệ giữa cổ tức nhà đầu tư nhận được với thị giá của cổ phiếu mà nhà đầu tư mua vào và giúp các nhà đầu tư quyết định nên chọn đầu tư vào doanh nghiệp nào.

Thuật ngữ lệnh giao dịch chứng khoán

Lệnh giới hạn LO: Là lệnh mua bán với giá xác định. Lệnh sẽ được khớp khi giá khớp nhỏ hơn hoặc bằng giá mua (đối với lệnh mua) hoặc giá khớp lớn hơn và bằng giá bán (đối với lệnh bán). Lệnh LO có thể dùng trong cả 3 đợt. Lệnh ATC giống như lệnh ATO nhưng được áp dụng ở đợt đóng cửa.
Break: Break là giá tăng mạnh vượt lên trên một vùng giá hoặc một điểm nào đó. Break thường kèm theo khối lượng lớn.
Mua đuổi là mua bất chấp với giá cao (thường dùng lệnh MP).
Giá khớp lệnh: Giá giao dịch hiện tại trên thị trường của một cổ phiếu
Long và Short: Long (Going Long) – Đánh lên, Short (Going Short) – Đánh xuống là hai hướng giao dịch trong chứng khoán phái sinh.
Lọc cổ phiếu: Bộ lọc cổ phiếu giúp bạn có thể nhanh chóng tìm thấy các cổ phiếu đạt các tiêu chuẩn đầu tư. Qua bước này, thông thường chỉ còn số lượng nhỏ cổ phiếu đạt được những tiêu chí đặt sẵn. Mỗi trường phái đầu tư có một bộ lọc khác nhau. Các tiêu chí lọc phổ biến có thể nhắc đến như Đà tăng, Tích lũy, Vốn hóa, Thanh khoản…
Thay đổi các tiêu chí bộ lọc sẽ cho ra các kết quả những danh mục cổ phiếu khác nhau. Mặc dù vậy bạn không cần phải mua tất cả các cổ phiếu này. Đối với nhà đầu tư cá nhân chỉ nên nắm giữ 3 – 5 cổ phiếu trong cùng một thời điểm.
BÁN KHỐNG (SHORT SALES): Short sales hay Short selling hoặc Shorting trong tài chính là một nghiệp vụ chỉ có trên thị trường tài chính được thực hiện nhằm mục đích thu thập lợi nhuận thông qua việc giảm giá chứng khoán.
BÁN THÁO (BAILING OUT): Bán tháo là thành ngữ để chỉ việc bán nhanh hay bán gấp một loại chứng khoán hay một loại hàng hóa nào đó bất chấp giá cả cao hay thấp nhằm mục đích cứu vãn thua lỗ khi chứng khoán hay mặt hàng này đang theo chiều rớt giá trên thị trường. Với thị trường chứng khoán, mọi thông tin đều là tài nguyên quí giá và chỉ cần một tín hiệu “không lành” đã có thể gây lên hiện tượng bán tháo những tài nguyên này.
BẢO LÃNH (UNDERWRITE): Bảo lãnh dùng để chỉ việc một người hoặc một tổ chức chấp nhận rủi ro mua một loại hàng hóa hay cổ phiếu nào đó để đổi lấy cơ hội nhận được những món lời khác.
BIÊN AN TOÀN (MARGIN OF SAFETY):  Là một nguyên lý đầu tư trong đó nhà đầu tư chỉ mua chứng khoán khi giá thị trường thấp hơn nhiều so với giá trị nội tại của chứng khoán đó. Nói cách khác, khi mức giá thị trường thấp hơn nhiều so với mức giá nội tại mà nhà đầu tư xác định thì khoảng chênh lệch giữa hai giá trị này được gọi là biên an toàn.
CẦM CỐ CHỨNG KHOÁN (MORTGAGE STOCK): Là một nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán trên cơ sở hợp đồng pháp lý của hai chủ thể tham gia thị trường chứng khoán, trong đó quy định rõ giá trị chứng khoán cầm cố cùng với số tiền vay, lãi suất và nhất là quy định rõ ràng thời hạn trả nợ và phương thức xử lý chứng khoán cầm cố.

Thuật ngữ Giá Chứng Khoán

Mệnh giá: Mệnh giá là số tiền ghi trên cổ phiếu hay trái phiếu khi phát hành.
Thị giá: Thị giá là giá thị trường của các loại chứng khoán được mua, bán trên thị trường giao dịch tập trung.
Giá niêm yết: Giá niêm yết là mức giá của cổ phiếu được niêm yết trên thị trường chứng khoán trong phiên giao dịch đầu tiên và được hình thành dựa trên mối quan hệ cung – cầu của thị trường.
Giá khớp lệnh: Giá khớp lệnh là mức giá được xác định từ kết quả khớp lệnh của Trung tâm giao dịch chứng khoán, thoả mãn được tối đa nhu cầu của người mua và người bán chứng khoán.
Giá mở cửa – Open Price: Giá mở cửa là giá đóng cửa của phiên giao dịch hôm trước.
Giá Cao nhất – High Price: High Price là giá cao nhất trong một phiên phiên giao dịch hoặc trong một chu kỳ theo dõi biến động giá.
Giá thấp nhất – Low Price: Giá thấp nhất trong một phiên giao dịch hoặc trong một chu kỳ theo dõi biến động giá.
Giá đóng cửa: Giá đóng cửa là giá thực hiện tại lần khớp lệnh cuối cùng trong ngày giao dịch.
Giá tham chiếu: Giá tham chiếu là mức giá làm cơ sở cho việc tính dao động giá chứng khoán trong phiên giao dịch.
Biên độ giao động giá: Biên độ giao động giá là giới hạn giá chứng khoán có thể biến đổi tối đa trong phiên giao dịch so với giá tham chiếu.
Giá sàn: Giá sàn là mức giá thấp nhất mà một loại chứng khoán có thể được thực hiện trong phiên giao dịch.
Giá trần: Giá trần là mức giá cao nhất của một loại chứng khoán có thể được thực hiện trong phiên giao dịch
Đơn vị giao dịch: Đơn vị giao dịch là số lượng chứng khoán nhỏ nhất có thể được khớp lệnh tại hệ thống.
Đơn vị Yết Giá:Đơn vị yết giá là đơn vị tiền tệ nhỏ nhất mà giá chứng khoán có thể thay đổi.
Ngày thanh toán:
Ngày thanh toán theo quy định của Trung tâm giao dịch chứng khoán là ngày T + 3, tức là 03 ngày làm việc sau ngày lệnh được thực hiện (không kể ngày Lễ, ngày nghỉ) có nghĩa:

Khi lệnh mua chứng khoán được thực hiện, sau 03 ngày chứng khoán mới được chuyển về tài khoản của khách hàng. Khi chứng khoán về tới tài khoản thì bạn mới có các quyền đối với số chứng khoán đó.

Khi lệnh bán chứng khoán được thực hiện, sau 03 ngày tiền bán chứng khoán sau mới được chuyển về tài khoản của khách hàng.

Ngày giao dịch hưởng cổ tức: Ngày giao dịch hưởng cổ tức là ngày mà nhà đầu tư mua cổ phiếu trên thị trường sẽ được hưởng cổ tức của công ty phát hành.
Ngày giao dịch không hưởng cổ tức: Ngày giao dịch không hưởng cổ tức là ngày mà nhà đầu tư mua cổ phiếu trên thị trường sẽ không được hưởng cổ tức.
Bong bóng (Bubble): Khi giá cả cổ phiếu, nhà ở hay các tài sản khác tăng lên đột ngột không thể giải thích được, đó được gọi là bong bóng. Chắc chắn, sau đó bong bóng sẽ nổ và giá sẽ lao dốc không phanh.

Thuật ngữ trong phân tích kỹ thuật Chứng khoán

Xu hướng giá: Có ba loại xu hướng trên thị trường là tăng (Uptrend), giảm (Downtrend) và đi ngang (Sideway). Nhờ xác định xu hướng giá cổ phiếu mà nhà đầu tư sẽ có hành động phù hợp. Nhà đầu tư mua khi cổ phiếu ở trong xu hướng tăng, bán khi cổ phiếu đang ở xu hướng giảm, giao dịch thận trọng theo dõi thị trường để mua gom tích lũy hoặc bán thoát hàng dần khi cổ phiếu ở trong xu hướng đi ngang.

Cổ phiếu vượt đỉnh: Vượt đỉnh là một dấu hiệu kỹ thuật mà cổ phiếu tăng giá vượt qua giá cao nhất trong quá khứ và thường sẽ tăng rất mạnh. Đây cũng là một phương pháp chọn điểm mua hiệu quả trong đầu tư tăng trưởng ở xu hướng thị trường giá lên. Nếu chọn đúng mã cổ phiếu và xu hướng thị trường thuận lợi thì xác suất thành công rất cao.

Thị trường giá lên – Bull Market: Là thị trường chứng khoán hoạt động theo chiều giá lên và có giá các loại chứng khoán tăng nhanh hơn mức bình quân trong lịch sử của chúng trong một thời gian dài với lượng mua bán lớn .

Thị trường Giá Xuống – Bear Market: Thị trường theo chiều hướng xuống Giá rớt trong một thời khoảng kéo dài.

Hiệu chỉnh kỹ thuật (Correction): Hiệu chỉnh kỹ thuật xảy ra khi cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa hay chỉ số thị trường đảo chiều xu hướng ít nhất 10%, trước khi tiếp tục xu hướng tăng/giảm dài hạn trước đó.

Cú nảy mèo chết (Dead cat bounce): Có lẽ đây là thuật ngữ hay nhất trong kho từ vựng của Wall Street. Cú nảy mèo chết liên quan đến cú bật tăng tạm thời của giá cổ phiếu sau một đợt sụt giảm mạnh.
Cụm từ này bắt nguồn từ “khái niệm hài hước rằng ngay cả một con mèo đã chết cũng sẽ nảy nhẹ nếu rơi từ độ cao đủ lớn”, theo Merriam-Webster.

Bẫy giảm giá – Bear Trap: Là một loại tín hiệu giả cho thấy dường như chứng khoán đang có dấu hiệu đảo chiều và đang bắt đầu giảm giá sau một đợt tăng liên tiếp để thu hút những nhà đầu tư mới.

Bẫy thăng giá – Bull Trap: Ngược với bẫy giảm giá thì bẫy tăng giá là một dạng một tín hiệu giả cho thấy dường như chứng khoán đang có dấu hiệu tăng giá sau một đợt sụt giảm liên tiếp.

Phòng ngừa rủi ro (Hedge): Trong đầu tư, phòng ngừa rủi ro đề cập đến hành động thực hiện các khoản đầu tư có xu hướng bù đắp tổn thất có thể xảy ra, hay nói cách khác là để giảm thiểu rủi ro.

Công cụ ngắt mạch thị trường (Marketwide circuit breaker): Khi thị trường chứng khoán lao dốc đột ngột, công cụ ngắt mạch sẽ được kích hoạt.

Nếu S&P 500 giảm 7% (mức 1) hoặc 13% (mức 2) trước 3:25 chiều so với giá đóng cửa ngày hôm trước, giao dịch sẽ ngừng hoạt động trên tất cả các sàn giao dịch chứng khoán và tương lai.

Một sự sụt giảm cùng mức độ như trên sau 3:25 chiều sẽ không kích hoạt tạm dừng giao dịch.

Nếu S&P 500 giảm từ mức 20% trở lên so với giá đóng cửa hôm trước, giao dịch sẽ ngừng hoạt động trong toàn bộ thời gian còn lại của ngày.

Bán hoảng loạn (Panic selling):  Khi các nhà đầu tư đột nhiên kết luận rằng thị trường sẽ bị giảm giá nhanh chóng, họ có thể rơi vào trạng thái bán hoảng loạn. Họ chấp nhận bán giảm giá mạnh với một lượng lớn cổ phiếu mà không cần phải phân tích xem liệu hành động này có hợp lý hay không.

Khi các nhà đầu tư bắt đầu bán hoảng loạn, một kịch bản quen thuộc sẽ diễn ra trên thị trường: đám đông cùng bán cổ phiếu sẽ dẫn đến giá sụt giảm rất sâu.

Risk-on và risk-off: Trong đầu tư, một số tài sản, chẳng hạn như cổ phiếu, được coi là mang nhiều rủi ro hơn các loại tài sản khác, chẳng hạn như vàng. Trong thời kỳ thị trường hỗn loạn, một số nhà đầu tư có thể áp dụng chiến lược “phòng ngừa rủi ro”, nghĩa là họ bán tài sản nhiều rủi ro của mình để mua những tài sản ít rủi ro hơn.

Theo chiến lược “ưa thích rủi ro”, điều ngược lại là đúng: các nhà đầu tư mua tài sản rủi ro hơn trong khi bán những tài sản ít rủi ro. Ví dụ, khi các nhà đầu tư cảm thấy thị trường mạnh và đang trong xu hướng tăng, triển vọng thị trường khi đó là tích cực và có thể tạo ra một môi trường ưa thích rủi ro.

Ngược lại, khi các yếu tố cho thấy thị trường đang suy thoái và triển vọng tiêu cực có thể mang lại một môi trường phòng ngừa và e ngại rủi ro.

Tài sản trú ẩn an toàn (Safe haven): Thuật ngữ tài sản trú ẩn an toàn có thể khiến các nhà ngữ pháp rối trí, bởi vì thiên đường vốn là một nơi an toàn. Vì vậy, khái niệm “tài sản trú ẩn an toàn” là dư thừa. Tuy nhiên, điều đó không thể ngăn cản các môi giới và nhà đầu tư sử dụng thuật ngữ này, đặc biệt là khi thị trường lao dốc.

Khoản đầu tư được mô tả là tài sản trú ẩn an toàn khi nó không khiến nhà đầu tư mất tiền trong quá trình thị trường lao dốc. Nói cách khác, đây là những tài sản cần được nhắm đến khi theo đuổi chiến lược “phòng ngừa rủi ro”.

Các loại chứng khoán và khoản đầu tư khác được coi là tài sản trú ẩn an toàn có thể thay đổi theo thời gian, ví dụ như Trái phiếu Chính phủ Mỹ, đồng Yên Nhật và vàng.

Đôi khi các chuyên gia không đồng ý về việc liệu một khoản đầu tư nhất định có nên được coi là tài sản trú ẩn an toàn hay không.

Cuối cùng, điều quan trọng đối với các nhà đầu tư cần nhớ rằng không có khoản đầu tư nào được đảm bảo là an toàn tuyệt đối.

Bán tống bán tháo (Sell-off):  Một đợt bán tháo xảy ra khi giá cổ phiếu, trái phiếu hoặc chứng khoán khác giảm mạnh; những người tham gia thị trường cùng nhau bán số lượng lớn những chứng khoán với giá thấp để ngăn chặn tổn thất từ ​​việc giảm giá trong tương lai.

Biến động (Volatility): Khi một cổ phiếu, hàng hóa hoặc chỉ số dao động mạnh trong một khoảng thời gian ngắn; trạng thái này được giới chuyên môn gọi là biến động (volatility).

Chỉ số VIX (CBOE Volatility Index) của Sàn giao dịch hàng hóa Chicago đo lường mức độ biến động dự kiến ​​của thị trường chứng khoán Mỹ bằng cách đo lường kỳ vọng của các nhà đầu tư về trạng thái của thị trường chung.

Bạn đọc tìm hiểu thêm các thông tin về chứng khoán và thị trường chứng khoán do Lapnghiep.Net tổng hợp tại đây

Mời quý bạn đọc theo dõi thêm các thông tin về đầu tư tại đây do Lapnghiep.Net tổng hợp
**

Comments